Tại sao bạn không tắt mà bếp điện từ lại ngừng hoạt động? Đặt nồi lên bếp rồi mà sao bếp vẫn không làm việc? Khóa an toàn của bếp sử dụng như thế nào?… Nếu bạn đang thắc mắc về những vấn đề này, hãy tìm hiểu thử các chế độ an toàn của bếp điện từ để tìm câu trả lời.
Cảnh báo nồi không phù hợp
Cảnh báo này xuất hiện khi nồi đặt lên bếp không có từ tính hoặc làm từ vật liệu phi sắt như nồi làm bằng thủy tinh, đất, nhôm, đồng… “Nồi không phù hợp” cũng có thể là do kích thước của nồi quá nhỏ hoặc quá lớn so với vòng bếp.
Thông thường cảnh báo này xuất hiện kèm màn hình hiển thị báo mã lỗi E0 và bếp không hoạt động.
Để bếp hoạt động bình thường bạn nên kiểm tra lại nồi mình đang sử dụng có dùng được cho bếp từ không, có từ tính hay không. Cách kiểm tra đơn giản nhất là dùng nam châm để gần đáy nồi, nếu nồi hít nam châm thì nồi có thể dùng trên bếp từ, nếu không hít bạn nên đổi sang nồi có từ tính.
Trường hợp bạn không muốn thay nồi thì sử dụng đĩa chuyển đổi nhiệt, đĩa này giúp truyền nhiệt từ bếp điện từ đến nồi của bạn rất hiệu quả.
Lưu ý, chọn nồi dùng cho bếp từ bạn nên chọn nồi có phần đáy có độ bằng phẳng lớn, đường kính đáy lớn hơn 10 cm và nhỏ hơn 26 cm để phù hợp với vòng bếp và nấu ăn ngon hơn.
Cảnh báo đang nấu nồi không
Khi nấu ăn chúng ta thường có thói quen làm khô nồi trên bếp trước khi cho dầu, nước hay thực phẩm vào. Bạn nên thay đổi thói quen này khi sử dụng bếp điện từ, vì khi bạn đặt nồi không có thức ăn trên bếp đang hoạt động lâu sẽ dễ làm hỏng nồi, hỏng bếp và mất an toàn cho bạn và gia đình.
Khi bạn đặt nồi không lên bếp lâu, bếp từ sẽ báo lỗi, sau đó bếp sẽ tự ngừng hoạt động. Nhận diện lỗi với mã báo lỗi “E2” trên màn hình bếp từ, lỗi sẽ mất khi bạn cho thực phẩm vào nồi.
Cảnh báo quá nhiệt
Nhiệt độ của bếp điện từ quá cao sẽ làm nóng các thiết bị điện tử bên trong cho đến lớp vỏ, mặt kính ở bên ngoài, hệ thống thông gió hoạt động hết công suất. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dễ làm hỏng các bộ phận của bếp điện từ, làm giảm tuổi thọ của bếp và có khả năng gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Nên khi bếp có hiện tượng quá nóng, bếp sẽ phát cảnh báo, xuất hiện mã lỗi E1, lúc này bạn nên tắt bếp ngay lập tức. Lấy dụng cụ nấu ra khỏi bếp, xem lại hệ thống thông gió, đảm bảo không có vật gì cản trở, để bếp nguội khoảng 10 phút sau mới đun nấu trở lại.
Chống trào
Với những món ăn có nước sẽ dễ bị trào ra ngoài, nước này nếu không xử lý kịp thời có thể sẽ đổ vào các bộ phận bên trong gây hư hỏng cho bếp từ và không đảm bảo an toàn cho người nấu ăn.
Khi thức ăn có hiện tượng sôi trào trên bếp, bếp từ sẽ phát âm thanh cảnh báo và tự động ngắt bếp.
Tự động ngắt
Tự động ngắt là chế độ cơ bản mà bếp điện từ nào cũng có. Bếp điện từ được kích hoạt chế độ tự động ngắt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và giữ cho bếp được hoạt động bình thường.
Khi quá trình nấu ăn hoàn tất bếp sẽ tự động ngắt, hoặc khi xảy ra lỗi bếp cũng tự động ngắt. Thế nên, khi bạn đang nấu ăn phát hiện bếp tự động ngắt mà không phải do bạn tác động thì nên nhanh chóng kiểm tra xem dụng cụ nấu, nguồn điện, bếp điện từ có vấn đề gì không.
Tiến hành khắc phục lỗi kịp thời, nhưng nếu lỗi đó phát sinh từ board mạch của bếp thì bạn nên đưa bếp đến trung tâm sửa chữa không nên tự xử lý ở nhà.
Bảo vệ khi điện áp quá thấp hoặc quá cao
Điện áp quá thấp hoặc quá cao cũng sẽ không tốt cho hoạt động của bếp và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nên khi bếp điện từ phát hiện nguồn điện cung cấp cho bếp không ổn định, bếp sẽ báo lỗi và ngừng hoạt động.
Khi bạn thấy trên màn hình hiển thị báo lỗi “E2” hoặc “E3” thì tiến hành tắt bếp, kiểm tra nguồn điện, dùng một chiếc ổn áp để ổn định nguồn điện, sau đó khởi động lại bếp sẽ không còn bị lỗi này nữa.
Khóa an toàn
Nếu nhà bạn có con nhỏ hãy kích hoạt chế độ khóa an toàn khi bạn không thể có mặt trong bếp vì chế độ này sẽ làm ẩn và khóa toàn bộ hệ thống điều khiển của bếp điện từ, dù bé có chạm vào đâu cũng sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của bếp và quan trọng là không gây nguy hiểm cho bé.
Tính tiền điện phải chi cho bếp từ hàng tháng
Bếp từ có ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi hay không?
————————–
Youtube: www.youtube.com/channel/UClxvTiqQ4HHGI95ZPtjEnbw/
Tumblr: www.tumblr.com/blog/cstechvietnam
Pinterest: www.pinterest.com/cstechvietnam
Comments are closed.